1. Cơ sở lý thuyết.
Ðường hô hấp được chia thành 2 phần: đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng. Ðường hô hấp dưới được tính từ thanh quản trở xuống.
Hút mũi họng hoặc miệng họng nhằm để làm sạch đường hô hấp trên. Hút sâu hơn được gọi là hút trong khí quản nhằm để làm sạch DỊCH XUẤT TIẾT Ở KHÍ QUẢN và các phế quản và kích thích phản xạ ho, hút đường hô hấp dưới cần được tiến hành với một trình độ kỹ thuật cao hơn, do đó thủ thuật này thường chỉ được tiến hành trong những trường hợp chăm sóc đặc biệt và phải do điều dưỡng chuyên khoa hoặc điều dưỡng có kinh nghiệm. Ðối với tất cả các trường hợp hút đờm, dãi đặc biệt là hút đường hô hấp dưới đều phải áp dụng kỹ thuật vô khuẩn để không đưa vi sinh vật vào trong thanh quản và khí quản, phế quản để tránh gây viêm nhiễm đường hô hấp. Ðiều này càng đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân suy kiệt vì những bệnh nhân này rất dễ bị nhiễm khuẩn.
1.1. Mục đích hút đờm dãi:
- Làm sạch dịch xuất tiết để khai thông đường hô hấp
- Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.
- Lấy dịch xuất tiết phục vụ cho các mục đích chẩn đoán
- Phòng tránh nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng đờm dãi
- Hút sâu (hút đường hô hấp dưới) còn để kích thích phản xạ hô hấp
1.2. ÁP dụng:
- Bệnh nhân có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được
- Bệnh nhân hôn mê, co giật có xuất tiết nhiều đờm dãi
- Bệnh nhân hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột
- Trẻ sơ sinh sặc nước ối ngạt
- Bệnh nhân mở khí quản, đặt ống nội khí quản thở máy
2. QUY TRìNH KỸ THUẬT.
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sắp làm, động viên bệnh nhân yên tâm và hợp tác trong khi làm thủ thuật. Ðối với trẻ nhỏ, bệnh nhân không tỉnh, cần giải thích cho người nhà bệnh nhân biết.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập ho, tập thở sâu kết hợp làm vật lý trị liệu rung vỗ vùng phổi. Những động tác này có tác dụng làm long đờm. Ðờm dịch xuất tiết được đẩy ra ngoài.
- Cho bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu: Ðầu thấp nghiêng phải HOẶC TRÁI TÙY THEO TÌNH TRẠNG Ứ ÐỌNG Ở bên phổi nào nhiều hơn. Tư thế dẫn lưu giúp cho đờm, dịch xuất tiết để thoát ra ngoài.
2.2. Chuẩn bị dụng cụ: rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
2.2.1. Trường hợp hút đường hô hấp trên
Dụng cụ vô khuẩn:
– Thông thường dùng ống cỡ số 6-8 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
– ỐNG thông cỡ số 10-12 cho trẻ lớn
– ỐNG thông số 14-16 cho người lớn.
– 1 kẹp phẫu tích hoặc kìm, nếu có găng thì không cần chuẩn bị kẹp phẫu tích hoặc kìm
- Vài miếng gạc
- Khay quả đậu
- Một cái đè lười
Dụng cụ khác:
- Phương tiện để hút: Máy hút, ống dẫn, ống nối tiếp, ống dẫn bằng cao su hoặc bằng nhựa có chiều dài vừa phải từ 120-150cm.
- Bình hoặc ca đựng nước cất hoặc nước chín hay dung dịch NaCl 0,9% làm nước tráng ống thông hút.
- Túi giấy hoặc khay quả đậu.
- Chậu đựng dung dịch sát khuẩn.
2.2.2. Hút đường hô hấp dưới
Thông thường có hút đường hô hấp dưới thì bao giờ cũng phải hút đường hô hấp trên, do vậy ngoài những dụng cụ cho hút đường hô hấp trên còn phải chuẩn bị thêm:
DỤNG CỤ VÔ KHUẨN
ống thông hút: Thường dùng ống nhựa hoặc thông Nelaton. Cỡ số của ống thông hút tùy thuộc vào cỡ số của ống nội khí quản hoặc canul khí quản. Ðường kính của ống hút không được vượt quá 1/2 đường kính nội khí quản hoặc canul khí quản.
1 đôi găng vô khuẩn. Nếu không có găng thì chuẩn bị 1 kìm hoặc kẹp phẫu tích đã được tiệt khuẩn
– Khay quả đậu + vài miếng gạc
– Trong trường hợp đờm dãi quá đặc, cần chuẩn bị thêm:
+ 1 bơm tiêm 5ml + 1 kim lấy thuốc
+ 1 chai dung dịch NaCl 0,9% hoặc NAHCO3 1,4%.
Ðể bơm vào ống nội khí quản hoặc canul khí quản, pha loãng đờm dịch xuất tiết để hút được dễ dàng..
2.3. Tiến hành
2.3.1. Hút đường hô hấp trên
- Kiểm tra các dụng cụ cấp cứu trước khi tiến hành để đề phòng những diễn biến bất thường
- Ðưa dụng cụ đến giường bệnh nhân
- Che bình phong cho bệnh nhân. Ðặt bệnh nhân nằm tư thế phù hợp để dễ đưa ống thông vào, để hút và tránh cho bệnh nhân hít phải chất nôn trong trường hợp bệnh nhân bị nôn.
Nếu bệnh nhân hôn mê: Ðặt bệnh nhân nằm nghiêng quay mặt về phía người làm thủ thuật:
- ĐỔ NƯỚC vào khay quả đậu
- MỞ MÁY kiểm tra sự hoạt động của máy hút và điều chỉnh áp lực hút.
– ÁP LỰC hút cho người lớn: 100-120mmHg
– ÁP LỰC hút cho trẻ en: 50-75mmHg.
- Nối ống thông với hệ thống hút
Hút một ít nước từ khay quả đậu, để xem khả năng hút; kiểm tra xem ống thông hút có bị tắc không đồng thời làm trơn đầu ống hút, đi găng hoặc dùng kẹp phẫu tích khi cầm vào đầu ống thông.
- Nhẹ nhàng đưa đầu ống thông vào qua miệng hoặc một bên lỗ mũi bệnh nhân, khi ống thông vào thì phải tắt máy hút hoặc dùng tay gập ống thông lại đặt ống thông vào dễ dàng và không hút mất dưỡng khí của bệnh nhân. Nếu đi qua đường miệng thì có thể phải dùng đè lưỡi để đưa ống vào được dễ dàng.
- Khi đã đưa ống thông vào đến vị trí cần thiết thì bắt đầu mở máy hút hoặc bỏ tay gập ống thông ra.
– Khoảng cách đưa ống thông vào hút bằng khoảng cách từ đỉnh mũi đến dái tai.
– Không nên đưa ống thông quá sâu và cũng không nên hút quá nông.
– Vị trí hút dưới lưỡi, mặt trong má (giữa má và chân răng), hầu họng và mũi sau.
– Tránh chạm đầu ống hút vào thành họng sau
- Khi hút phải xoay nhẹ ống thông hoặc di động ống thông lên xuống, qua lại một cách nhẹ nhàng để hút có kết quả và tránh gây tổn thương niêm mạc.
- Sau mỗi lần hút rút ống thông ra, dùng gạc để lau sạch ỐNG NẾU CÓ NHIỀU ÐỜM DÃI BÁM Ở quanh ống, sau đó hút một ít nước từ khay quả đậu để rửa sạch ống. Mỗi lần hút không quá 15 giây.
- Lặp lại động tác hút nếu cần thiết, hút đến khi bệnh nhân hết đờm, dãi, thở lại dễ dàng. Nhưng không được hút quá nhiều lần liên tục.
- Tháo ống thông ra cho vào chậu dung địch sát khuẩn.
– Trường hợp phải hút nhiều lần trong ngày thì sau mỗi đợt hút phải lau sạch ống, rửa sạch lòng ống sau đó đổ hết nước thừa ở KHAY QUẢ ÐẬU. THÁO ỐNG THÔNG RA ÐỂ vào khay quả đậu phủ khăn lên để cho những lần hút sau.
– Thay ống thông hút khi bẩn
– Hằng ngày thay bình dung dịch, ống dẫn 1-2 lần
- Tháo bỏ găng (nếu có đi găng).
2.3.2. Hút đường hô hấp dưới
Hút đường hô hấp dưới thường được tiến hành ngay sau khi hút đường hô hấp trên. Kỹ thuật tiến hành như sau:
- ĐỔ NƯỚC cất hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9% vào khay quả đậu. Khay quả đậu giành riêng cho hút đường hô hấp dưới đã được đánh dấu hoặc để ở khu vực riêng để tránh lẫn với dụng cụ hút đường hô hấp trên.
- Ði găng vô khuẩn (nếu có chuẩn bị)
- Dùng kẹp phẫu tích hoặc tay đã đi găng, lấy ống thông hút vô khuẩn và lắp vào hệ thống hút.
- Hút một ít nước từ khay quả đậu
- Ðưa ống thông hút vào qua lỗ của ống nội khí quản hoặc canul khí quản đến độ sâu cần thiết thì bắt đầu hút.
– Khi đưa ống thông vào cũng phải tắt máy hoặc gập ống thông lại
– Ðưa ống thông vào qua ống nội khí quản khi thấy bệnh nhân ho, ngừng lại và hút.
- Sau khoảng 5-10 giây thì từ từ rút ống thông ra. Trong quá trình rút ống thông ra ta phải xoay ống thông theo cả 2 chiều (cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ) để hút được dịch xuất tiết, đờm bám ở THÀNH KHÍ PHẾ QUẢN. THỜI GIAN MỖI LẦN hút kể từ khi đưa ống thông vào cho đến khi rút ống thông ra không được quá 10 giây.
- Nhúng đầu ống thông vào khay quả đậu rồi hút một ít nước để làm sạch lòng ống. Nếu có nhiều đờm, dịch xuất tiết bám ở QUANH ỐNG THÌ DÙNG GẠC LAU SẠCH TRƯỚC khi hút nước.
- Lập lại động tác hút nếu bệnh nhân nhiều đờm dãi. Khi hút xong, tắt máy, tháo bỏ ống thông ngâm vào chậu đựng dung dịch sát khuẩn.
– Nếu không có điều kiện thay ống thông hút sau mỗi lần hút thì sau khi hút xong phải lau sạch ống bằng gạc, hút rửa sạch lòng ống đổ hết nước ở trong khay quả đậu để ống thông hút vào trong khay rồi dùng khăn phủ lên.
– Thay ống hút và khay quả đậu hàng giờ
- Tháo bỏ găng
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái
- Trường hợp đờm hoặc dịch xuất tiết quá đặc ta phải dùng dung dịch NaCl 0,9% hoặc Natribicarbonat 14%o để pha loãng rồi hút kỹ thuật tiến hành như sau:
Dùng bơm tiêm hút dung dịch sau đó bơm từ từ theo thành ống nội khí quản hoặc canul mở khí quản, sau 1-2 phút thì bắt đầu hút.
- Người lớn bơm từ 3-5 ml, trẻ em bơm từ 0,2-2ml
- Không được bơm với áp lực mạnh và trực tiếp vào ống vì dễ gây kích thích làm ảnh hưởng đến bệnh nhân.
2.4. Thu dọn dụng cụ và bảo quản.
- Ðưa dụng cụ bẩn về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định
- Lau chùi máy hút rồi xếp về chỗ cũ.
2.5. Ghi hồ sơ
- Thời gian hút.
- SỐ LƯỢNG dịch hút, tính chất dịch hút ra. Lưu ý trừ phần dịch hút để rửa ống thông và dịch bơm vào ống nội khí quản hoặc canul khí quản.
- Tình trạng bệnh nhân trong và sau khi hút
- Những diễn biến bất thường
- Tên người làm thủ thuật.
2.6. Những điều cần lưu ý.
- Phải đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trong khi hút thông đường hô hấp dưới cho bệnh nhân để tránh gây bội nhiễm cho người bệnh.
- Không được dùng chung ống thông, khay quả đậu, kẹp phẫu tích cho cả hút đường hô hấp trên và dưới.
- Dụng cụ dùng để hút đường hô hấp trên và hút đường HÔ HẤP DƯỚI PHẢI ÐỂ Ở NHỮNG khu vực riêng hoặc đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lần khi sử dụng.
- Phải thường xuyên hút đờm dãi cho bệnh nhân nhưng không được hút nhiều lần liên tục. Không được hút quá dài trong một lần hút, không được hút quá sâu và phải đảm bảo áp lực hút, không được hút với áp lực mạnh.
– Hút thường xuyên để đường hô hấp luôn được thông thoát, không bị tắc nghẽn.
- Hút nhiều lần liên tục và hút lâu gây thiếu oxy
– Hút áp lực mạnh. làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp
– Nếu không có máy hút thì có thể dùng bơm tiêm 50-100ml để hút.
————————————————————————————————————————————-
Giao hàng và tư vấn tại nhà – Bảo hành siêu tốc 24h
bảo hành chính hãng 12 tháng
Xem thêm: Ống giác hơi không dùng lửa Duy Thành